Go88 Vip: Trang Chủ

Cổng thông tin điện tử Go88 Vip

Go88 Vip

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lạng Sơn áp dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp để thúc đẩy tiêu thụ nông sản

 cao; các loại vật tư, giống cây trồng được cung ứng đầy đủ, giá cả ổn định, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Tổng diện tích gieo trồng tăng 1,59% so cùng kỳ; tình hình sâu, bệnh hại trên cây trồng ở mức thấp. Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định; dịch bệnh ở gia súc, gia cầm xuất hiện nhỏ lẻ tại một số huyện đã được kiểm soát, xử lý kịp thời và không để lây lan. Diện tích nuôi thủy sản đạt 101,9% kế hoạch. Tỉnh đã phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP năm 2021 cho 17 sản phẩm, nâng tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh lên 47 sản phẩm.

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chúng tôi xác định lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là một trong các lĩnh vực trọng tâm để thí điểm chuyển đổi, phát triển kinh tế số”.

…đến quá trình tiêu thụ nông sản

Một trong những khó khăn rất lớn của ngành nông nghiệp nói chung, trong đó có Lạng Sơn, là vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Do đó, sau khi nghiên cứu, tỉnh đã xác định phải áp dụng chuyển đổi số vào quá trình tiêu thụ nông sản bởi điều này giúp tiêu thụ nông sản đúng mùa vụ, được giá và giữ được uy tín, thương hiệu.

Chính quyền các cấp đã tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn cho người dân thực hiện đăng bán nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử là Vỏ Sò của ViettelPost (voso.vn) và Postmart của Vietnam Post (postmart.vn).

Kết quả thí điểm tích cực đã chứng minh Lạng Sơn lựa chọn được hướng đi đúng. Hiện tại, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh, điển hình là tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng đã thay đổi tư duy, phương thức, quy trình tiêu thụ sản phẩm theo hướng giao dịch nông sản chủ yếu trên các sàn thương mại, thay vì phụ thuộc vào các chợ, siêu thị như truyền thống.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp đã có những kết quả quan trọng, phát triển 67.055 của hàng số cho hộ gia đình (tăng 67 lần so với thời điểm phát động) và 56.975 tài khoản thanh toán điện tử (tăng 190 lần so với thời điểm phát động); doanh thu tăng 174 lần so với thời điểm phát động; thành lập 2.312 Tổ công nghệ cộng đồng với 6.936 thành viên. Kết quả tích cực trên đã đạt được UBND tỉnh Lạng Sơn tiếp tục nhân rộng và triển khai rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh.

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, tỉnh Lạng Sơn quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phấn đấu cuối năm 2021, Lạng Sơn hoàn thành mục tiêu có 50% hộ gia đình kinh doanh trên địa bàn tỉnh (tương đương khoảng 100.000 hộ) có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử giúp người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới thay đổi thói quen mua và bán nông sản, hàng hóa theo cách truyền thống chuyển sang công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi việc mua bán trên nền tảng công nghệ số; 100% các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh được đưa lên giao dịch trên cửa hàng số; triển khai 200 ATM mềm cho 200 xã trên địa bàn tỉnh.

Có thể thấy, chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu, bởi công nghệ sẽ giúp nâng cao năng suất và giá trị nông sản. Hướng đi của Lạng Sơn đang chứng minh tính đúng đắn, phù hợp, từ đó thúc đẩy sự phát triển của từng hộ gia đình, cũng như sự phát triển chung của toàn tỉnh.

                                                             Nguồn:  Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn


Nguồn:go88vip.xyz Sao chép liên kết